18.2.16

HIỆN TƯỢNG PHÁT QUANG

I. HIỆN TƯỢNG PHÁT QUANG : (Luminescence)
  • ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT
        +) Một số chất nhận năng lượng rồi dùng năng lượng đó để phát ra ánh sáng gọi là sự phát quang.
    - Chất phát quang sau khi nhận năng lượng phù hợp sẽ làm electron ở trạng thái cơ bản chuyển lên trạng thái kích thích. Sau đó, quá trình electron từ trạng thái kích thích trở về trạng thái cơ bản sẽ làm phát xạ photôn, tức ánh sáng nhìn thấy (như chúng ta đã được học ở Thuyết lượng tử ánh sáng).
        +) Đặc điểm, tính chất :
    - Xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc thấp
    - Bức xạ của sự phát quang là đặc trưng riêng của từng chất.
    - Khi ngừng kích thích, sự phát quang vẫn kéo dài 1 khoảng thời gian gọi là THỜI GIAN PHÁT QUANG từ 10
    -10  gi
    ây đến vài ngày.

SƠ LƯỢC VỀ LASER

I. LASER: (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation)
  • CẤU TẠO CHUNG CỦA LASER 
        +) Có cấu tạo cơ bản gồm :
    1. Buồng cộng hưởng (vùng bị kích thích)
    2. Nguồn nuôi (năng lượng bơm vào nguồn kích thích)
    3. Gương phản xạ toàn phần (100%)
    4. Gương bán mạ (95-97 %)
    5. Tia laser

16.2.16

MẪU NGUYÊN TỬ BO VÀ QUANG PHỔ VẠCH CỦA NGUYÊN TỬ HIDRÔ

I. MẪU NGUYÊN TỬ BOHR: Bohr Atomic Model
  • TIÊN ĐỀ VỀ TRẠNG THÁI DỪNG
        +) Nguy
    ên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, những trạng thái đó gọi là TRẠNG THÁI DỪNG (TTD). Ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.
    - Năng lượng ở mỗi TTD được cho bởi CT : En = -13,6/n2 eV