12.1.16

TIA HỒNG NGOẠI

TIA HỒNG NGOẠI : (Infrared Radiation)
  • ĐỊNH NGHĨA :
        +) Là bức xạ mà con người không nhìn thấy có bước sóng dài hơn 0,76 μm đến khoảng vài mm (lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ và nhỏ hơn bước sóng của sóng vô tuyến). 
        +) Được phân thành 4 loại ánh sáng :
    - Tia hồng ngoại gần : khi chiếu trực tiếp vào cơ thể thì phạm vi chiếu lập tức sẽ có cảm giác nóng rát.
    - Tia hồng ngoại trung
    - Tia hồng ngoại xa : thấy nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3 cm nên thẩm thấu vào bên trong cơ thể làm cho máu huyết lưu thông đều, tăng độ đàn hồi thành mạch máu, ổn định nhiệt độ toàn thân, tăng cường năng lượng và khả năng hoạt động của cơ bắp, cân bằng hệ thần kinh, tăng cường sự trao đổi chất, chuyển hóa cơ thể, ... Bên cạnh đó còn có tác dụng trong việc chỉnh sửa sắc đẹp cũng như điều trị một số bệnh.
    - Siêu tia hồng ngoại
  • NGUỒN PHÁT :
        +) Mọi vật có nhiệt độ trên 0 độ K (-273 độ C) đều phát ra tia hồng ngoại, ví dụ :
    - Mặt Trời : các nhà KH ước tính hồng ngoại chiếm hơn 50% năng lượng trong ánh sáng của mặt trời phát ra. (bên cạnh đó ánh sáng nhìn thấy chiếm 41%, bức xạ tử ngoại chiếm 9% và tia X chỉ chiếm 1 phần ngàn ánh sáng do mặt trời phát ra)
    Ảnh chụp Mặt Trời dưới dạng các bức xạ
    - Cơ thể người (thường có nhiệt độ 37 độ C) với các bức xạ mạnh nằm ở vùng 9 μm. Các nhà khoa học đã phát hiện : Nhiệt độ cơ thể người bị ảnh hưởng bởi lượng máu lưu thông qua nó. Sau nhiều thí nghiệm chụp ảnh hồng ngoại ở người bình thường, các nhà khoa học thấy rằng trên cơ thể người: 
    Phần ấm nhất là vùng kín, vùng ngực, vùng nách và đầu.
    Phần lạnh nhất là bàn chân, bàn tay, và các vùng xa tim.
    Ảnh hồng ngoại một cậu bé và bong bóng khí nóng
    - Lò than, lò điện, đèn điện dây tóc, ...
    Ảnh hồng ngoài máy sấy tóc đang hoạt động
  • TÍNH CHẤT: tia hồng ngoại có 4 tính chất đặc trưng sau:
        +) Tác dụng nhiệt (tác dụng nổi bật) : vật hấp thu tia hồng ngoại sẽ nóng lên.
        +) Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học, tác dụng lên phim ảnh, như loại phim để chụp ảnh ban đêm, ...
        +) Có thể biến điệu được
        +) Có thể gây ra hiện tượng quang điện TRONG ở một số chất bán dẫn như Ge, Si, PbS, CdS, PbSe, ...
        +) Bị hấp thụ bởi thủy tinh, tức nếu chúng ta đứng sau miếng thủy tinh thì camera hồng ngoại không phát hiện ra được ! Các bạn xem video này.
    Tia hồng ngoại vẫn xuyên qua được bao vải màu đen
  • ỨNG DỤNG: dựa vào các tính chất của tia hồng ngoại mà nó có những ứng dụng sau :
        +) Sấy khô, sưởi ấm, điều trị bệnh, nấu ăn, ...
    Chữa bệnh bằng đèn hồng ngoại
    Sưởi ấm bằng đèn hồng ngoại
    Một loại bếp hồng ngoại
         +) Chụp ảnh Trái đất từ vệ tinh.
    Ảnh hồng ngoại của Trái Đất từ vệ tinh
    Ảnh hồng ngoại của một cơn bão
    Ảnh hồng ngoại của núi lửa Yellowstone
         +) Dùng trong các bộ điều khiển từ xa như remote tivi, thiết bị nghe nhìn, ... Khi bạn bấm remote, ánh sáng mà bạn thấy được (nếu có) chỉ là ánh sáng của đèn LED thông thường. Để quan sát được tia hồng ngoại một cách đơn giản, bạn chỉ cần bấm remote rồi để trước camera (chế độ chụp ảnh, quay phim của điện thoại) sẽ thấy còn một loại ánh sáng khác thường có màu tím nhạt, đó chính là tia hồng ngoại.
    Quan sát hồng ngoại từ remote bằng camera
     
        +) Trong lĩnh vực quân sự, an ninh : rađa dò tìm, camera hồng ngoại, ống nhòm hồng ngoại, tến lửa tự động tìm mục tiêu dựa vào tia hồng ngoại, ...
    Camera hồng ngoại
    Chống trộm bằng camera hồng ngoại
    Ống nhòm hồng ngoại
    Hai tên lửa đối không tầm ngắn cải tiến ASRAAM xác định mục tiêu bằng hình ảnh hồng ngoại
  • TIA HỒNG NGOẠI VỚI MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT:      
        +) Tuy nhiên, các loài rắn độc có 2 cơ quan nhỏ (tức 2 hốc nằm ở giữa mắt và lỗ mũi) có khả năng phát hiện tia hồng ngoại. Nhờ thế, ngay cả trong bóng tối, chúng vẫn có thể tấn công chính xác con mồi có máu nóng.Chúng ta rất dễ dàng nhận ra 2 hốc của một số loài rắn độc.
Rắn hổ lục đầu giáo vàng
Rắn lục đuôi đỏ
Ảnh hồng ngoại của một loài rắn đang bắt chuột



No comments:

Post a Comment